My Zing Gt Chp Em V Cc Cu Ni Trending Nm 2020

From MotoGP
Jump to: navigation, search

Đời sống Xu hướng



'Ơ mây zing, gút chóp em' và các câu nói trending năm 2020



Thứ năm, 10/12/2020 06:07 (GMT+7)




3 giờ trước



Từ “Ơ mây zing, gút chóp em”, “Hải, quay xe” cho đến “Đi đường quyền” đều là những câu nói được giới trẻ lan truyền rộng rãi trong năm qua.



Ơ mây zing, gút chóp em: Bắt nguồn từ phát ngôn thường thấy của rapper Binz trong chương trình Rap Việt, cụ thể là “Amazing, good job em!” (Thật tuyệt vời, làm tốt lắm em! - PV), đông đảo dân mạng sử dụng câu nói này để bày tỏ lời khen theo cách hài hước. Từ các bạn trẻ cho đến nghệ sĩ trong showbiz Việt cũng thích thú “đu trend” câu nói của ca sĩ Bigcityboi bằng nhiều phiên bản chế khác nhau. Ảnh: Top comments.



Hải, quay xe: Câu nói này xuất phát từ clip trên mạng xã hội, nói về chuyện tình yêu của một đôi bạn trẻ. Sau trận cãi vã với bạn gái, chàng trai tỏ ra thất vọng, dứt khoát gọi bạn quay xe để chở mình về nhà. Câu nói “Hải, quay xe” đã mở ra trào lưu hài hước, trong đó cầu thủ Nguyễn Quang Hải bất ngờ được bạn bè, đồng đội và dân mạng liên tục réo tên dù không hề có sự liên quan nào. Ảnh: Instagram NV.



Tôi chiều các em quá: “Hình như tôi chiều các em quá nên các em hư rồi phải không? Thôi, em thích là được. Em là của anh” là câu nói thả thính của chàng trai tên Khoa Vương (Bạc Liêu). Dù bị nhiều người cho làm lố và nhạt nhẽo, các đoạn video của thanh niên này liên tục trở thành trend của giới trẻ hồi tháng 8. Nhiều người còn thực hiện các phiên bản nhại, chế giọng và phong cách của Khoa Vương theo phong cách hài hước. Hiện chàng trai này vẫn quay nhiều clip thả thính, song không còn được chú ý nhiều. Ảnh: FBNV.



Đi đường quyền: Câu nói này bắt nguồn từ phát ngôn “Bữa nay có tiền đi đường quyền mạnh ghê” của một nhân vật khá nổi trong cộng đồng LGBT. Dù không mang ý nghĩa sâu sắc nào, câu nói thậm chí mở ra “vũ điệu” hot trên mạng xã hội, thu hút cả người nổi tiếng tham gia. Ảnh cắt từ clip.



Chào em, anh đứng đây từ chiều: Đây là câu nói đùa của một vlogger có tên Mimosa Chu, dùng để “mách nước” cho các chàng trai thổ lộ tình cảm với người con gái trong mộng. Theo đó, ý nghĩa của câu này là: “Anh đợi em ở đây đã lâu rồi. Hy vọng em sẽ chú ý đến anh”. Ảnh: học makeup cô dâu chuyên nghiệp .



Đưa tay đây nào, mãi bên nhau bạn nhé: Câu nói này xuất phát từ một clip ca nhạc nói về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống. Không chỉ xuất hiện trong loạt ảnh chế, câu nói này còn được đưa vào nhiều đoạn video cover với nội dung hài hước. Ảnh: Doc Nguyen.



Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ: Từ đầu tháng 3, Trần Thanh Tâm (sinh năm 2000, TP.HCM) được xem là hiện tượng mạng nhờ các clip thả thính. Các câu nói của cô như “Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ/Yêu không cần cớ, cần cậu cơ” hay “Xê sủi thì tan trong nước, còn em thì… tan trong anh” liên tục được chia sẻ khắp mạng xã hội. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được nhiều sự chú ý, Thanh Tâm liên tục vướng lùm xùm khi lộ nhan sắc thật khác xa ảnh tự đăng trên mạng hay có phát ngôn gây tranh cãi. Ảnh: FB.



Toang rồi bu em ạ: Bắt nguồn từ câu nói của nhân vật trong video Chị Dậu Parody - Kỷ nguyên hắc ám của nhóm 1977 Vlog, “toang rồi bu em ạ” nhanh chóng trở thành câu “cửa miệng” của nhiều bạn trẻ khi bình luận hay đăng trạng thái trên mạng xã hội. Ảnh: 1977 Vlog.



Ôi hoàng tử: Xuất hiện từ cuối năm 2019 và được lan truyền rộng rãi trên mạng đầu năm nay, “Ôi hoàng tử, hãy tha thứ cho người em gái bị trúng lời nguyền” bắt nguồn từ câu hát trong truyện cổ tích Diamonds And Toads (Kim cương và tiếng ếch ộp) được lồng tiếng Việt. Câu hát trên bất ngờ "gây sốt" không phải vì nội dung mà bởi phần giai điệu không liên quan và cách hát hài hước của nhân vật lồng tiếng. Câu hát trên viral từng đến nỗi từ các fanpage triệu view, người nổi tiếng đều chế lại. Vì tần suất xuất hiện quá dày đặc, câu này từng khiến nhiều dân mạng cảm thấy "ức chế". Ảnh: Cám chăm chỉ.



Người Việt vào top 100 phụ nữ năm 2020 của BBCKiến trúc sư Chu Kim Đức được BBC tôn vinh trong danh sách 100 người phụ nữ của năm 2020 nhờ nỗ lực tạo ra sân chơi bằng vật liệu tái chế cho trẻ em Việt Nam suốt nhiều năm qua.



16:11 24/11/2020